Cách làm MỨT CÀ RỐT
-
- Chuẩn bị
-
- Nấu/Nướng
-
- Chờ
- 3 giờ
-
- Độ khó
- Công thức
Mứt cà rốt đã từng là thứ mứt đáng sợ nhất với mình trong hộp mứt Tết. Nghĩ tới miếng mứt khô cứng đanh, ăn chỉ thấy toàn đường ngọt đến khé cổ là đã muốn chạy rồi. Thế nhưng sau khi được nếm thử miếng mứt theo công thức gia truyền của mẹ bạn Thu Quỳnh trong SD team thì mình thay đổi hẳn suy nghĩ về món mứt này. So với mứt cà rốt mua sẵn ngoài hàng thì mứt nhà làm như một loại khác hẳn vậy, hoàn toàn không giống một tí nào luôn: mứt không hề quá ngọt, vẫn thơm vị cà rốt, hơi dẻo dẻo, mềm chứ không hề dai. Phải nói là ngon kinh khủng, đúng kiểu “món mứt khiến trẻ nhỏ len lén nhón thêm vài miếng nữa, còn “trẻ lớn” thì ôm bình trà nhâm nhi hết nửa lọ có khi vẫn chưa chán”. Thích nhất có lẽ là khi nấu và sên mứt, hương thơm đặc trưng của cà rốt quyện trong mùi ngọt ngào của đường tạo thành một kiểu hương vị rất đặc biệt, đúng kiểu mùi Tết, khiến cho người đứng sên chẳng thấy mệt mà chỉ có một cảm giác thư thái và náo nức đón Xuân về.
Nguyên liệu
- 500 gram cà rốt
- 300 gram đường cát trắng
Cách làm
1. Cà rốt nên chọn củ tươi, mập mạp. Rửa sạch rồi gọt vỏ, bỏ cuống, cắt thành khúc dài tầm 5 – 7 cm. Sau đó thái dọc hoặc thái vát thành miếng dày khoảng 4 – 5 mm. Lưu ý: không thái mứt quá mỏng bởi khi làm mứt dễ bị mất nhiều nước và bị dai và cứng. Không thái mứt quá dày do đường không ngấm vào hết bên trong mứt, khiến mứt dễ bị nát khi sên. Tỉa hoa 5 – 6 cánh tròn sẽ rất đẹp nhưng khi sên cánh hoa dễ bị gãy.
2. Cho cà rốt vào nồi hay chảo sâu lòng mà bạn sẽ dùng để nấu mứt. Cho đường vào theo tỉ lệ lượng đường bằng khoảng 60% lượng cà rốt. Không nên cho quá ít đường vì mứt sẽ khó khô lại khi sên. Nếu chưa quen, bạn có thể tăng đường lên bằng khoảng 70 – 75 % lượng cà rốt. Nhiều đường, sên mứt sẽ dễ thành công hơn. Tuy nhiên mứt có thể sẽ khô và hơi dai cứng hơn.
Nên dùng đường kính trắng, không dùng đường bột để sên mứt do mứt sẽ khó khô và dễ bị nát. Nếu dùng đường vàng, mứt sẽ có màu nâu sẫm hơn nhiều và có thể sẽ khó sên hơn.
Trộn hoặc xóc đều, ướp cà rốt với đường khoảng 1 – 3 tiếng cho đến khi đường tan hết.
3. Sau khi đường đã tan hết, đặt nồi lên bếp đun ở lửa trung bình cao cho nước bay hơi, nước đường cạn sệt lại dần. Trong quá trình này không khuấy đảo, vì miếng cà rốt dày và có nhiều nước, cần có thời gian để ép phần nước đó ra và để miếng cà rốt ngấm đường. Đảo nhiều ở bước này có thể sẽ khiến cà rốt bị nát nhừ.
4. Đường càng sệt lại, càng hạ lửa nhỏ hơn. Khi đường đã rất đặc, bong bóng sủi lên trong nồi nhỏ dần lại thì giảm xuống mức lửa nhỏ nhất. Ở bước này, cách 2 – 3 phút đảo nhẹ một lần theo cách như sau:
Cầm đôi đũa thẳng, áp đũa sát hoặc gần sát thành nồi, đầu đũa chạm đáy nồi. Giữ cho đầu đũa chạm đáy nồi và chạy đũa thành hình vòng tròn quanh đáy nồi. Tay còn lại giữ quai nồi, hoặc có thể nghiêng nồi một chút cho dễ đảo. Cách đảo này sẽ hạn chế việc làm cho mứt bị nát và giúp mứt khô ráo nhanh hơn.
6. Sên một lúc trên lửa nhỏ nhất để nước đường tiếp tục cạn nhiều hơn. Thi thoảng kiểm tra đường bằng cách như sau: Chập hai đầu đũa lại, nhúng vào chỗ nào có nhiều đường trong chảo. Nhấc lên và nhẹ nhàng tách hai chiếc đũa ra. Nếu thấy đường ở đầu đũa có thể kéo thành sợi mỏng như sợi chỉ, không bị đứt dễ dàng, thì để thêm 1 – 2 phút nữa rồi tắt bếp.
Tơ sợi đường càng nhiều thì chứng tỏ đường đã càng đạt. Lưu ý là lúc này trong nồi vẫn còn rất ướt. Ta chỉ để nồi trên bếp đến giai đoạn này là cần bắc xuống, nếu để lâu hơn, đường sẽ dễ cháy và chuyển thành caramel hoặc mứt dễ bị chảy nước.
7. Sau khi tắt bếp, lập tức bắc nồi mứt ra. Tiếp tục nghiêng nồi đảo theo cách trên, mứt sẽ càng lúc càng dính, kéo nhiều tơ trong nồi. Đừng ngại khi thấy mứt còn quá ướt, sau một vài phút đảo đường sẽ tự khô và kết tinh, tạo thành một lớp đường bột trắng li ti bao quanh miếng mứt. Lúc này mứt sẽ khô lại và tách rời nhau ra. Phần đường dư ra nhỏ mịn li ti và có màu vàng nhạt, không bị vón cục hay bị cháy.
8. Để mứt nguội hẳn trong nồi rồi rũ bớt đường và bỏ vào lọ hay hộp kín, nên có thêm túi hút ẩm. Để nơi thoáng mát, dùng được trong 3 – 4 tuần. Nếu có miếng mứt nào bị quăn, phần bên trong chưa có đường kết tinh, có thể còn hơi ướt thì dùng tay tách cho miếng mứt phẳng phiu rồi nhúng miếng mứt vào phần đường còn lại sau khi sên, để đường bám đều lên các phần mứt bị ướt.
Đường còn thừa lại có thể dùng để pha trà, kho thịt cá rất thơm và ngon, hoặc dùng để sên các mẻ mứt cà rốt tiếp theo.
11 phản hồi tới Cách làm MỨT CÀ RỐT
Trả lời Click vào đây để hủy.
Danh mục món mặn
Danh mục bánh ngọt
Công thức hàng tháng
Phản hồi gần đây
- Hương Nguyên trong Cách làm Papparoti/ Mexican Buns/ Coffee Buns/ Rotiboy
- Linh Chi trong Cách làm nhà bánh gừng (công thức mới kèm video)
- Hương trong [VIDEO] Cách làm lạc tẩm mắm đường tỏi ớt
- Phương trong Bánh mì Việt Nam vỏ giòn ruột xốp – P2: Công thức chi tiết
- Tạ Hà trong Cách làm MỨT DỪA VIÊN
- Lê Vy trong Tự làm màu thực phẩm từ rau củ quả tự nhiên
- Thanh trong Cách làm BÁNH PHOMAI SOCOLA NƯỚNG MỀM (Chocolate half-baked cheesecake)
- SD_Admin_2 trong Cách làm TRÀ SỮA CAKE CREAM
- Hạnh Phạm trong Cách làm TRÀ SỮA CAKE CREAM
- Như trong Cách làm TRÀ SỮA CAKE CREAM
- Quyên Trần trong [VIDEO] Cách làm bánh bò thốt nốt rễ tre (mới)
- Mai trong Sườn nướng BBQ
- Thuỵ Di trong Bánh cuộn Chiffon – vị Chocolate
- Phuong trong BÁNH PHO-MAI NHẬT BẢN “NÚNG NÍNH” (JCC) [Kỷ niệm 10 năm thành lập SD]
- An Hua trong Bánh bông lan bơ chanh khuôn Bundt
- Hương trong Bánh Katka phô-mai chocolate (Cream cheese pound cake)
- Hương trong Panettonne muộn & danh hiệu “chiếc bánh mì của năm”
- Như trong Summer Pudding Mousse Cake cho mùa hè mát rượi
- Châu trong [VIDEO] Cheesy Dinner Rolls – Bánh mì pho-mai chảy (không cần nhồi)
- Phương Anh trong [VIDEO] Cách làm SU KEM VỎ XÙ vị Yến mạch Hạnh Nhân & Kem trà Earl grey
- Quyên Trần trong Bánh mì bí đỏ cuộn quế (dùng nồi chiên không dầu)
- Liên trong CÁCH LÀM BÁNH MÌ BẰNG NỒI CHIÊN KHÔNG DẦU – KHÔNG CẦN NHỒI BỘT
- Quyên Trần trong Cách làm CHÈ BƯỞI
- Mai Thanh Quý trong Cách làm bánh bông lan cơ bản “bất bại” (No-fail sponge cake)
- Nam trong Cách làm bánh bông lan cơ bản “bất bại” (No-fail sponge cake)
- Linh Trang trong Tổng hợp các nguyên nhân làm bánh ga-tô lõm mặt, đáy, thắt eo và cách khắc phục
- Linh Trang trong [VIDEO] Bánh mì sữa bắp “mềm như bông, nhẹ như mây”
- Linh Trang trong Cách làm bánh bông lan cơ bản “bất bại” (No-fail sponge cake)
- Nam trong Cách làm bánh bông lan cơ bản “bất bại” (No-fail sponge cake)
- trang pham trong [VIDEO] Bánh mì sữa bắp “mềm như bông, nhẹ như mây”
Tháng Hai 4, 2019 vào 12:16 chiều #
Cảm ơn Trang, hướng dẫn rât tỉ mỉ và giúp ích cho người học làm theo. Làm cho mình nhớ lại hồi bé, làm theo những hướng dẫn trong sách, người ta không hề nói gì về công đoạn quyết định sau cùng đó là nhấc nồi mứt ra ngoài khi nó còn ướt và đảo, thế là mình làm rất công phu tất cả các công đoạn rõ mất nhiều công, nào là ngâm nước vôi, rồi chần phèn chua, rồi là để ráo v.v. và v.v. để đến khi hồi hộp xem lần thứ n này kết quả thế nào thì vẫn là đun mãi đun mãi cạn dần rồi ngả sang cháy mà chả thấy khô ở đâu. Về sau mình tình cờ phát hiện ra việc đảo cho đường kết tinh thì luôn OK. Sau này tự dung lại bị ướt sau 1 ngày như kiểu có chị hỏi đấy, thì lại ko biết nguyên nhân là gì, lại một chặng đường try and error chưa đến hồi kết, hôm nay đọc được hướng dẫn của Trang lại càng thấy quý. Chắc chắn Trang sẽ càng ngày càng gặt hái nhiều trái ngọt trong cuộc sống, chính từ tấm lòng tận tâm của bạn. Chúc Trang cùng gia đình một năm mới bình an và hạnh phúc tràn đầy nhé!
Tháng Một 29, 2019 vào 11:28 chiều #
Chị ơi chị giúp em với ạ . Sao em làm mà nó k thành mứt k( k thành kiểu của chị ) đc mà nó chỉ bám 1 lớp đường ướt ở bên ngoài . Em đã kiên trì cố đảo thêm 1 nữa mà vẫn k được . Chị giải thích cho em được không ạ . Em cảm ơn
Tháng Một 31, 2019 vào 1:21 chiều #
Chắc là em nấu vẫn còn hơi non quá, em để nồi mứt trên bếp lâu hơn chút xem sao
Tháng Một 23, 2019 vào 10:23 sáng #
Ui e vừa làm mứt cà rốt theo công thức của chị, mứt dẻo dẻo ăn ngon dã man, khác hẳn kiểu cứng đanh xong nồng nồng ở ngoài hàng. Cám ơn chị nhìu lắm ạ!
Tháng Mười Hai 5, 2018 vào 12:00 sáng #
Chị Trang ơi, đường có màu hơi caramel, mà đường kết tinh bị vón cục ạ. Hay là do em sên mứt hình như hơi lâu hay sao hở chị?
Tháng Mười Hai 8, 2018 vào 7:28 sáng #
uh em sên lâu quá, em đọc kĩ lại hướng dẫn các bước sên mứt nhé
Tháng Hai 13, 2018 vào 12:04 sáng #
C chỉ em cách làm chuối xào gừng đi c
Tháng Hai 10, 2018 vào 8:45 sáng #
Cảm ơn công thức của Linh Trang, nó giản tiện hơn rất nhiều so với các công thức chị đã thử trước đây phải qua các bước ngâm nước vôi, trần phèn chua… Tuy nhiên, Trang cho chị hỏi nhờ, chị làm theo các bước của em, đến đoạn cuối cà rốt cũng khô ráo và bám đường kết tinh quanh miếng mứt. Tuy nhiên, chị thấy số đường còn lại trong chảo của chị nó ko được mịn hoàn toàn như em nói mà vẫn bị vón cục. Thành phẩm ăn thì rất ngon, tức là bên ngoài thì khô nhưng bên trong ăn vẫn có vị ngọt dẻo của cà rốt. Chỉ có điều để 1-2 hôm sau thì một vài miếng mứt đã có hiện tượng hơi chảy nước (mặc dù chị đã để rất nguội mới cất vào lọ thủy tinh kín và có để gói hút ẩm như em hướng dẫn). Em có thể bắt bệnh giúp chị để chị rút kinh nghiệm cho những lần sau không? Chị cảm ơn Trang và mong nhận được phản hồi của em!
Tháng Hai 10, 2018 vào 9:02 sáng #
chị ơi có thể là chị bắc nồi ra khỏi bếp hơi muộn ạ, nên đường bị kết tinh lại nhanh quá, làm mứt kiểu như thế này cần bắc ra đủ sớm sau đó sên ở ngoài, để đường tự khô và kết tinh. Phần mứt bị ướt chị có thể cho thêm đường và sên lại, mứt có thể sẽ hơi cứng hơn một chút nhưng sẽ không bị hỏng ạ.
Tháng Hai 6, 2018 vào 11:51 sáng #
làm mứt xoài đi ạ ^^
Tháng Hai 10, 2018 vào 5:03 chiều #
Cảm ơn em đã phản hồi nhanh. Đúng là chị ko tự tin bắc ra sớm từ lúc còn ướt mà để đường hơi khô chị mới dám tắt bếp. Phần mứt bị ướt theo như em nói chị sên lại là phải sên với nước đường hay sên với đường khô còn thừa hả em? Chị cảm ơn em rất nhiều!