Cách làm chè sương sa hạt lựu
-
- Nấu/Nướng
-
- Chờ
- 40 - 50 phút
-
- Khẩu phần
- 4 - 6
-
- Độ khó
- Công thức
Hi vọng là cả nhà thích phần video cách làm món Lod Chong hôm qua :) Loại thạch dai giòn này thật ra cũng là một dạng trân châu, nên ngoài lá dứa thì các bạn có thể thay đổi vị tùy thích, chẳng hạn như mình có làm vị cà phê (thay nước lá dứa bằng nước cà phê, thêm chút đường để khỏi bị đắng), thơm lắm, vị rất hay :)
thạch cà phê sau khi cắt, đợi luộc
Bài hôm nay mình viết nốt cách làm các hạt xanh đỏ vàng trong suốt ở trong video hôm qua nhé. Loại hạt này chắc không xa lạ gì với nhiều bạn bởi mình thấy nó cũng xuất hiện trong khá nhiều loại chè, mà một trong những loại rất quen thuộc là chè sương sa hạt lựu.
So với trân trâu, thường là viên tròn màu trắng đục hay trong, có nhân dừa cứng thì làm hạt lựu dễ hơn rất rất nhiều. Chỉ đơn giản là củ năng (củ mã thầy/ water chestnut) bọc bởi bột năng và luộc chín thôi. Hoàn toàn không cần đến sự khéo léo để làm thành công “em nó”, trong khi kết quả – mình nghĩ – là luôn rất ấn tượng ;)
Cách làm thế này nhé:
(*) BỔ SUNG: Tháng 7/2016 mình đã quay lại video cách làm món chè này từ A tới Z. Video này đã được đăng tại kênh YouTube của Savoury Days. Bởi vậy nên mình chỉnh sửa lại bài viết này theo video mới. Nếu không xem được video tại blog, các bạn có thể xem trực tiếp trong link này nhé. Video có chế độ bản đẹp HD. Các bạn có thể xem hướng dẫn cách chỉnh chế độ HD ở cuối bài viết cách làm bánh flan này.
TÓM TẮT CÔNG THỨC – CÁCH LÀM CHÈ SƯƠNG SA HẠT LỰU
NGUYÊN LIỆU
A. Phần chè đậu xanh
- 120 g đậu xanh khô đã xát vỏ (mung beans)
- 50 – 70 g đường (định lượng thay đổi theo khẩu vị)
B. Phần thạch sương sáo và cốt dừa
- 250 ml nước cốt dừa (coconut milk)
- 15 – 20 g đường tuỳ khẩu vị
- 2 – 3 lá nếp/ lá dứa tươi (pandan leaves – không bắt buộc)
- 25 g bột thạch sương sáo trắng hoặc đen
- 400 ml nước để nấu thạch sương sáo
- 40 – 50 g đường (để hoà vào thạch – tuỳ khẩu vị)
C. Phần hạt lựu & các nguyên liệu khác
- 200 g củ năng (củ mã thầy)/ water chestnuts – loại tươi hoặc đóng hộp
- 150 g bột năng – tapioca starch
- màu thực phẩm xanh, đỏ, vàng
- 1 phần thạch “giun xanh” trong công thức “Lod Chong Singapore”
- 1 âu đá bào lớn
* Ghi chú về nguyên liệu:
– Nước cốt dừa có thể vắt từ dừa tươi, nhưng ở bên này kiếm dừa tươi khá khó nên mình hay dùng coconut milk (không phải coconut cream nhé) đóng hộp.
– Nếu không có bột thạch sương sáo, các bạn có thể thay bằng bột thạch agar hoặc gelatin. Với 400 ml nước, nên dùng khoảng 4 g bột agar hoặc 12 g gelatin.
– Bột năng trước đây mình hay dùng của Vĩnh Thuận, nhưng sau này chuyển sang dùng bột của Thái thấy thơm ngon hơn, không bị mùi như bột của VT. Đây là gói bột mà mình dùng.
CÁCH LÀM
A. Nấu chè đậu xanh
1. Rửa đậu xanh cho sạch đất cát. Ngâm đậu với khoảng 300 ml nước sôi, để 2 giờ cho đậu nở mềm.
2. Bắc nồi đậu lên bếp, đun lửa to. Khi nước sôi thì vớt bớt bọt và hạ lửa nhỏ. Để hé vung, nấu tới khi đậu chín mềm. Trong khi đun có thể đổ thêm nước sôi nếu thấy nước cạn quá nhiều. Nên giữ mực nước cao gấp hai lần đậu. Thi thoảng quấy đều để tránh đậu lắng xuống đáy nồi và bị cháy.
3. Khi đậu đã chín rất mềm, dùng phới lồng hoặc nĩa quấy vòng tròn để đậu tơi, hòa trong nước. Nêm đường tới khi ngọt vừa ăn. Để nguội. Ta có chè đậu xanh đánh.
* Chè sẽ đặc hơn sau khi nguội. Nếu muốn ăn chè loãng, bạn có thể cho thêm ít nước sôi vào chè và quấy đều. Ngược lại, nếu muốn chè đặc thì nấu chè trên bếp lâu hơn để hơi nước bay bớt. Lưu ý: khi nước đã cạn nhiều, cần quấy liên tục, tránh để chè bị cháy khê. Thông thường để ăn kèm chè sương sa hạt lựu, phần đậu xanh nên nấu hơi đặc sệt và ngọt hơn bình thường một chút.
B. Phần thạch sương sáo và nước cốt dừa
1. Chuẩn bị thạch sương sáo:
- Hoà tan 1/2 gói bột thạch sương sáo (25 g) trong 400 ml nước. Để ngâm khoảng 15 – 20 phút. Bắc lên bếp nấu ở lửa to. Quấy liên tục. Khi nước sôi và bột tan hết, nước chuyển trong thì tắt bếp. Nêm đường theo khẩu vị. Đổ thạch vào khuôn hay hộp, để nguội rồi để ngăn mát tủ lạnh khoảng 1 giờ tới khi thạch đông hoàn toàn.
* Lưu ý: các loại bột sương sáo của các hãng khác nhau có thể có cách làm khác nhau. Nên xem hướng dẫn sử dụng trên vỏ bao để thao tác đúng. Nếu không có bột sương sáo, bạn có thể làm thạch với bột rau câu agar agar.
2. Chuẩn bị nước cốt dừa:
- Cho nước cốt dừa vào nồi cùng đường theo khẩu vị, quấy đều, đun trên lửa vừa tới khi nước cốt dừa bắt đầu sôi thì bắc khỏi bếp. Rửa sạch lá nếp/ lá dứa, thắt nút, bỏ vào nồi nước. Để nguội.
C. Phần hạt lựu
1. Chuẩn bị ba bát nước, mỗi bát pha vài giọt màu thực phẩm xanh, đỏ, vàng để ngâm củ năng. Bạn cũng có thể sử dụng nước ép từ các nguyên liệu tự nhiên như nước lá dứa (lá nếp) cho màu xanh lá cây, nước ép cà rốt cho màu vàng/ da cam, nước lá cẩm cho màu tím, nước củ dền cho màu đỏ… Xem thêm cách làm các loại nước màu tự nhiên tại đây.
2. Gọt vỏ củ năng, cắt thành cỡ hạt lựu nhỏ. Chia củ năng làm ba phần, ngâm vào các bát nước màu khoảng 45 đến 60 phút để “nhuộm” màu. Có thể pha thêm đường vào các bát nước này nếu muốn củ năng có vị ngọt.
3. Đổ củ năng đã được nhuộm màu ra rổ, ở dưới rổ đặt bát hứng nước ngâm củ năng.
4. Xóc cho củ năng ráo nước, cho vào bát to. Cho khoảng 1 đến 2 thìa canh/ tablespoon (10 – 15 g) bột năng khô, trộn đều để bột bám đều bên ngoài củ năng. Tiếp tục cho thêm bột, trộn cho bột bám đều. Lặp lại đến khi quanh củ năng có một lớp bột tương đối dày. Đổ củ năng ra rổ hay rá, xóc nhẹ để loại các vụn bột thừa.
5. Đổ phần nước ngâm củ năng ở bước (3) vào nồi, thêm nước và thêm màu (nếu cần). Đun sôi nước này để luộc hạt lựu. Lưu ý: luộc riêng từng phần củ năng để không bị lẫn màu.
6. Chuẩn bị một bát nước sạch, thả thêm vài viên đá lạnh để ngâm hạt lựu sau khi luộc
7. Khi nước trong nồi sôi thì cho củ năng vào luộc. Khi hạt lựu nổi lên, bột năng chín và tạo thành lớp trong suốt bao ngoài củ năng thì vớt ra, thả vào bát nước lạnh. Thời gian luộc bột rất ngắn, khoảng 1 đến 1.5 phút là đủ cho bột chín. Không nên luộc quá lâu, bột sẽ tan vào nước, lớp bao ngoài củ năng sẽ bị mỏng hơn. Làm tương tự với hai phần củ năng còn lại.
8. Sau khi ngâm nước đá khoảng 15 phút thì vớt hạt lựu ra. Bảo quản ở nhiệt độ phòng, nên dùng sớm trong ngày.
9. Thưởng thức: Cho đá bào vào cốc, thêm hạt lựu các màu, thạch sương sáo, chè đậu xanh, chan nước cốt dừa, dùng lạnh. Nếu thích, có thể làm thêm “thạch giun xanh” từ công thức Lod Chong Singapore.
Các nguyên liệu đã được chuẩn bị sẵn sàng cho một bữa “chè party” ;;)
cho vào bát, mỗi thứ một ít…
rồi chan nước cốt dừa, thêm chút đá nữa… măm măm thôi ^^
12 phản hồi tới Cách làm chè sương sa hạt lựu
Trả lời Click vào đây để hủy.
Danh mục món mặn
Danh mục bánh ngọt
Công thức hàng tháng
Phản hồi gần đây
- Hương Nguyên trong Cách làm Papparoti/ Mexican Buns/ Coffee Buns/ Rotiboy
- Linh Chi trong Cách làm nhà bánh gừng (công thức mới kèm video)
- Hương trong [VIDEO] Cách làm lạc tẩm mắm đường tỏi ớt
- Phương trong Bánh mì Việt Nam vỏ giòn ruột xốp – P2: Công thức chi tiết
- Tạ Hà trong Cách làm MỨT DỪA VIÊN
- Lê Vy trong Tự làm màu thực phẩm từ rau củ quả tự nhiên
- Thanh trong Cách làm BÁNH PHOMAI SOCOLA NƯỚNG MỀM (Chocolate half-baked cheesecake)
- SD_Admin_2 trong Cách làm TRÀ SỮA CAKE CREAM
- Hạnh Phạm trong Cách làm TRÀ SỮA CAKE CREAM
- Như trong Cách làm TRÀ SỮA CAKE CREAM
- Quyên Trần trong [VIDEO] Cách làm bánh bò thốt nốt rễ tre (mới)
- Mai trong Sườn nướng BBQ
- Thuỵ Di trong Bánh cuộn Chiffon – vị Chocolate
- Phuong trong BÁNH PHO-MAI NHẬT BẢN “NÚNG NÍNH” (JCC) [Kỷ niệm 10 năm thành lập SD]
- An Hua trong Bánh bông lan bơ chanh khuôn Bundt
- Hương trong Bánh Katka phô-mai chocolate (Cream cheese pound cake)
- Hương trong Panettonne muộn & danh hiệu “chiếc bánh mì của năm”
- Như trong Summer Pudding Mousse Cake cho mùa hè mát rượi
- Châu trong [VIDEO] Cheesy Dinner Rolls – Bánh mì pho-mai chảy (không cần nhồi)
- Phương Anh trong [VIDEO] Cách làm SU KEM VỎ XÙ vị Yến mạch Hạnh Nhân & Kem trà Earl grey
- Quyên Trần trong Bánh mì bí đỏ cuộn quế (dùng nồi chiên không dầu)
- Liên trong CÁCH LÀM BÁNH MÌ BẰNG NỒI CHIÊN KHÔNG DẦU – KHÔNG CẦN NHỒI BỘT
- Quyên Trần trong Cách làm CHÈ BƯỞI
- Mai Thanh Quý trong Cách làm bánh bông lan cơ bản “bất bại” (No-fail sponge cake)
- Nam trong Cách làm bánh bông lan cơ bản “bất bại” (No-fail sponge cake)
- Linh Trang trong Tổng hợp các nguyên nhân làm bánh ga-tô lõm mặt, đáy, thắt eo và cách khắc phục
- Linh Trang trong [VIDEO] Bánh mì sữa bắp “mềm như bông, nhẹ như mây”
- Linh Trang trong Cách làm bánh bông lan cơ bản “bất bại” (No-fail sponge cake)
- Nam trong Cách làm bánh bông lan cơ bản “bất bại” (No-fail sponge cake)
- trang pham trong [VIDEO] Bánh mì sữa bắp “mềm như bông, nhẹ như mây”
Tháng Sáu 13, 2016 vào 4:09 chiều #
Thật sự rất mong chị Trang hôm nào đó sẽ hướng dẫn mọi người cách nấu chè bưởi chị nhé.
Em theo dõi chị từ rất lâu, từ lúc e tập tành nấu nướng và biết đc blog của chị thật sự e học hỏi đc rất nhiều.
Em cảm ơn chị ^^
Tháng Năm 9, 2016 vào 11:47 chiều #
c ơi chỗ em ko có mã thầy thì phải thay bằng củ gì ạ ?
Tháng Năm 12, 2016 vào 5:21 sáng #
có thể thay bằng củ đậu hoặc cùi dừa cắt nhỏ em ah
Tháng Năm 22, 2015 vào 12:34 chiều #
Chị ơi cho em hỏi, ở chỗ em k có củ năng, em muốn nấu chè này có thể thay bằng củ khác được không ạ?
Tháng Năm 31, 2015 vào 6:29 sáng #
Cám ơn Trang,sản phẩm lần đầu của mình đây,màu xanh lá dứa sau khi lên thành phẩm ko được tươi như dùng phẩm màu, nhưng yên tâm về độ an toàn.
https://www.facebook.com/hong.mi.98/posts/473101882853115
Tháng Tư 23, 2015 vào 5:49 chiều #
Lần đầu làm món chè này, sản phẩm của em có thể nói là chưa đạt lắm, mặc dù mùi thì thơm ngon như ngoài hàng :( Lí do là vì em cảm thấy mọi thứ quá nhạt, từ Lod Chong đến hạt lựu. Em đã làm nước cốt dừa (nấu cùng bột báng) khá ngọt nhưng khi trộn mọi thứ lên + thêm đá thì vẫn thấy nhạt (đến nỗi papa em còn hỏi chè này ko có vị ngọt à? :( ). Em nghĩ củ năng nên ngâm với nước màu pha đường khá ngọt trước khi bao bột để có vị đậm đà hơn, còn thạch giun thì phần bột nên trộn một ít đường trước khi đổ nước vào. Và nhất thiết phải có phẩm màu xanh thì màu mới tươi và đậm đc. Mọi ng có thể dùng lá dứa tươi cho thơm rồi thêm vài giọt màu xanh vào đảm bảo sẽ vừa đẹp vừa thơm mùi tự nhiên. Một chút ý kiến cá nhân… ^^
Tháng Tư 9, 2015 vào 11:41 sáng #
mình đã làm mấy lần hạt lựu này rồi, nhưng lần nào bột cũng còn trắng bên trong, nhưng nếu đung lâu quá thì bột lại không được dai. Bạn có cách nào khắc phục được không :D
Tháng Tám 29, 2017 vào 9:01 chiều #
Bạn đừng áo bột dày quá, nước thật sôi và thật nhiều nước (nhiều lắm so với lượng hột lựu, nếu nồi nhỏ thì bạn nên chia là luộc làm nhiều lần để tỉ lệ nước đối với hột được nhiều)
Vì dụ mình luộc tầm 1 nắm tay hột lựu thì nồi ít nhất phải chứa tầm 2 lít nước. Luộc thật nhanh, vớt ra xả lạnh ngay
Tháng Tư 7, 2015 vào 3:42 chiều #
hi. Cảm ơn chị Trang rất nhiều
Tháng Tư 7, 2015 vào 10:29 sáng #
Ui…ui..nhìn thích quá Trang ơi, mình cám ơn bạn nhiều nha, đang bầu bí…thèm mí món nì chit duoc but mua o ngoai thì sơ quá…hì hì….
Tháng Tư 6, 2015 vào 10:45 chiều #
Ngày trc khổ Bà Nội em gioi lắm nấu đc đủ thứ, Nội em nấu chè sươn sau,hạt lựu là ngon nứt tiếng đó chị. Nội em mới mất r, khi e chua đc truyền nghề. Ngày trc e học nấu ăn cực lắm công thức trên mạng k dc tỷ mỉ như chị, Cảm ơn chị Tr nhe em lam đc vài món bánh chị hướng dẫn rất cặn kẻ, bớt thất bại nh đó ngon nữa. Em sẽ học món này rồi khoe vs chị sớm.
Tháng Tư 6, 2015 vào 10:12 chiều #
Nhờ c “khai sáng”, giờ e đã thỏa thắc mắc ko biết “cái hạt sương sa kia làm như thế nào? Sao họ giỏi thế?” Cảm ơn chị rất nhiều :)