{Bánh trung thu} Cách nấu nước đường cho bánh nướng
-
- Nấu/Nướng
-
- Độ khó
- Công thức
Trước khi viết bài, mình muốn gửi lời cảm ơn các chị Khai Tâm, chị Kiwi, chị NguyệtVA Baking fun, Chị Phương (Fox Kitchen), Chị Hoàng Thụy (bếp Thienna), Chị Trần Việt Hà, Chị Ngọc Võ (Phan Vo’s Kitchen)… và rất nhiều chị em khác đã nhiệt tình chia sẻ công thức, kinh nghiệm, cũng như giải đáp các thắc mắc về bánh trung thu. Nhờ những chia sẻ của các chị mà những người đi sau như mình có nhiều tài liệu tham khảo và cũng rút ra được nhiều bài học để tránh thất bại khi làm :)
Tuy năm nay mình mới làm bánh trung thu lần đầu tiên, nhưng số lần thử nghiệm của mình thì cũng kha khá rồi, có lẽ đủ để kết luận rằng: “Làm bánh trung thu không khó!”, nhưng có nhiều công đoạn chuẩn bị nguyên liệu khác nhau, nên công thức thường khá dài. Công thức của mình có thể sẽ còn dài hơn các công thức bánh trung thu khác. Vì mình hi vọng cả những bạn chưa bao giờ làm bánh, khi đọc công thức tại Savoury Days, cũng có thể làm theo được dễ dàng. Nên mình sẽ cố gắng viết đầy đủ tất cả những gì mình biết, tập trung vào giải thích các kĩ thuật và cả các lưu ý để tránh sai sót mà mình tự rút ra từ kinh nghiệm bản thân và tài liệu mình đã đọc nữa. Nếu trong quá trình làm có vấn đề phát sinh, chúng mình sẽ cùng thảo luận tiếp, nhưng rất mong mọi người sẽ đọc bài thật kĩ trước khi đặt câu hỏi nhé.
——————–
PHẦN 1 – CHUẨN BỊ NƯỚC ĐƯỜNG CHO BÁNH NƯỚNG
Nước đường là một trong những nguyên liệu quan trọng nhất trong phần vỏ bánh nướng, quyết định độ ngọt, độ mềm, màu sắc và thời gian bảo quản bánh. Nước đường thường được nấu từ rất sớm. Để qua một thời gian, nước ngấu trở nên sậm màu hơn, đặc sánh hơn, đậm đà hơn, sẽ giúp bánh mềm mại và có màu nâu vàng đẹp hơn.
Tuy có một vài ý kiến cho rằng nước đường cần được nấu trước từ vài tháng đến một năm. Nhưng nếu không có thời gian chuẩn bị trước, thì vẫn có thể dùng nước đường mới nấu sau 10 – 14 ngày được. Mình có biết khá nhiều chị em dùng nước đường mới nấu mà bánh hoàn toàn ổn. Bản thân mình cũng đã làm bánh với nước đường mới chỉ nấu trong 2 tuần, nhưng bánh vẫn rất mềm mại, màu lên cũng đẹp. Nên bạn nào vẫn chưa kịp nấu nước đường thì cứ yên tâm nhé, nấu từ bây giờ hoàn toàn kịp cho Trung thu năm nay :)
Nấu nước đường cũng không mất thời gian, nên có lẽ tự nấu được là tốt nhất. Mặc dù nước đường bán sẵn cũng có rất nhiều. Nhưng mình có tình cờ đọc được thắc mắc của một người bạn, rằng “không biết ngoài hàng người ta cho cái gì mà dùng nước đường mua sẵn thấy bánh mềm hơn hẳn”. Có thể chỉ là cảm giác, nhưng cũng có thể phỏng đoán “cho cái gì” là thật. “Cái gì” này cụ thể là gì và có tốt cho sức khỏe hay không thì không ai biết chắc, vì vậy nên mình nghĩ nếu có thể tự làm được, tự mình kiểm soát các nguyên liệu đầu vào, có lẽ vẫn là phương án yên tâm và an toàn hơn cả.
Nguyên liệu nấu nước đường chỉ gồm đường, nước và ít chanh hoặc dứa (thơm). Ngoài ra có thể cho thêm mạch nha và nước tro tàu. Sau khi nấu thử một số loại nước đường với các công thức khác nhau và nguyên liệu khác nhau, rồi dùng làm bánh thì mình rút ra được một số kinh nghiệm về sử dụng nguyên liệu là:
1. Đường: có thể dùng đường cát trắng, đường vàng hoặc đường nâu. Không nên dùng đường thốt nốt vì mùi đường có thể sẽ rất đậm đặc. Nếu không có nhiều thời gian thì dùng đường vàng hay đường nâu sẽ tốt hơn vì màu của nước đường sẽ đậm hơn, cho bánh màu nâu vàng đẹp hơn. Nên chọn mua loại đường tinh luyện, sạch, khi nấu sẽ hạn chế bọt và bụi bẩn, nước đường sẽ trong và đẹp hơn.
2. Chanh hoặc dứa (thơm): Nước từ chanh hoặc dứa (thơm) sẽ giúp khắc phục hiện tượng lại đường (đường không bị cô lại thành hạt li ti trong nước đường sau khi nấu xong). Ngoài ra, hai loại quả này cũng giúp nước đường có thêm mùi thơm the mát từ quả, nên bánh cũng có ít mùi thơm mát mát, rất dễ chịu. Chanh vàng hay xanh đều không làm cho nước đường bị đắng, nhưng dùng chanh vàng thì tốt hơn. Mình chưa thử dùng dứa (thơm) nhưng có đọc thấy một vài công thức dùng loại quả này và khen là nước đường thơm ngon nên mình ghi lại đây để bạn nào quan tâm thì thử nhé.
3. Mạch nha: mạch nha để cho vào nước đường là loại mạch nha trắng trong hoặc vàng nhạt, dạng lỏng hơi sánh, vị ngọt vừa, không phải mạch nha kẹo loại đặc dính màu vàng sậm (dùng loại sau có thể sẽ gây lại đường). Mạch nha giúp nước đường mềm và sánh hơn nhưng không bắt buộc phải có. Mình không dùng mạch nha do không mua được đúng loại.
4. Nước tro tàu (Lye water): Có hai loại nước tro tàu tự nhiên (làm từ tro nấu từ rơm) và nước tro tàu công nghiệp. Nước tro tàu tự nhiên thì không sao nhưng nước tro tàu công nghiệp nếu dùng lượng lớn sẽ rất có hại cho sức khỏe. Do vậy nên nếu trong nhà có trẻ nhỏ thì các bạn lưu ý để chai nước tro tàu xa tầm với của các bé nhé.
Nước tro tàu giúp làm mềm nước đường (từ đó giúp mềm bánh), và giúp bánh có màu nâu đẹp hơn. Tuy nhiên, vì đắn đo với tác hại của nước tro (ở bên này chỉ có nước tro công nghiệp, và chỉ có thể mua ở cửa hàng Trung Quốc) nên mình nấu thử nước đường có và không có nước tro rồi dùng làm bánh. Kết quả là bánh làm ra không khác nhau nhiều. Sau 1 ngày thì bánh không dùng nước tro vẫn xuống màu nâu đẹp và cũng rất mềm mại. Mình cũng có hỏi kinh nghiệm của một số chị bạn thì biết các chị cũng không dùng nước tro khi làm bánh. Nên nếu bạn nào không yên tâm thì có thể bỏ hẳn nước tro mà không ngại việc bánh sẽ cứng hơn hay kém đẹp hơn nhé.
Trên đây là các lưu ý chung, giờ là công thức và các bước cụ thể để nấu nước đường nha
Nguyên liệu
- 1kg đường (trắng, vàng hoặc nâu, xem ghi chú (1) ở trên) (mình dùng 1/2 đường trắng + 1/2 đường nâu đen)
- 600ml nước
- 1 quả chanh vàng nặng khoảng 60 – 70 g
- 30ml mạch nha (không bắt buộc)
- 5ml (1tsp) nước tro tàu + 20ml nước (không bắt buộc)
(*) Ghi chú: Một công thức này nấu được khoảng 1,1 – 1,2kg nước đường. Trung bình mỗi công thức vỏ bánh của mình sử dụng 150 gram nước đường và nhào được khoảng 450 gram vỏ bánh. Thông thường, vỏ bánh trung thu sẽ bằng khoảng 1/3 trọng lượng bánh (vỏ = 1/2 nhân là khá mỏng, nếu bạn thích ăn nhiều vỏ thì có thể tăng vỏ giảm nhân). Từ tỉ lệ này, các bạn có thể tự tính lượng bánh trung thu làm được tùy theo loại khuôn bạn sử dụng.
Ví dụ: nếu bạn dùng khuôn để làm bánh cỡ 75 gram thì vỏ bánh sẽ nặng: 75/3 =25 gram (nhân 50gram). Như vậy, một công thức vỏ bánh với 150 gram nước đường sẽ làm được khoảng: 450/25 = 18 cái bánh => 1kg nước đường làm được: 18 x (1000/150) = 120 cái bánh cỡ 75gram.
Cách làm
1. Chanh rửa sạch, vắt lấy nước, bỏ hạt (để nước không bị đắng), giữ lại vỏ.
2. Đun sôi nước. Cho đường vào nồi. Đổ nước sôi, quấy đều cho đường tan bớt.
* Nếu có nồi hay chảo dạng đáy cong thì dùng loại nồi này đun nước đường sẽ tốt hơn vì nước đường tỏa đều hơn.
Đổ nước sôi vào nồi đựng đường
Quấy cho đường tan bớt
3. Bắc nồi lên bếp. Đun đến khi nước sôi thì hạ lửa đủ để nước sôi lăn tăn, hớt sạch bọt.
Nước sôi sẽ có khá nhiều bọt, nên dùng thìa nhẹ nhàng hớt bớt
4. Cho nước cốt chanh và vỏ chanh vào nồi. Đun lửa nhỏ trong khoảng 50 – 65 phút (tùy độ to nhỏ của bếp).
Cho nước cốt chanh
Cho vỏ chanh (nên úp phần múi chanh xuống dưới, để mặt vỏ quay lên trên – ngược với trong hình)
* Trong toàn bộ quá trình đun, tính từ khi bắc nồi lên bếp, không quấy đảo nước đường, để tránh bị lại đường. Khi cho nước chanh vào cũng không cần quấy vì nồi nước đang sôi nên nước chanh sẽ tự hòa tan.
* Nếu dùng mạch nha và nước tro tàu có thể cho các thứ này vào sau khoảng 30 – 40 phút tính từ thời điểm cho chanh (khoảng 10 – 15 phút trước khi tắt bếp). Nước tro tàu cần được hòa loãng trong nước trước khi cho vào nồi.
* Trong quá trình nấu, có thể dùng khăn sạch và ướt lau các hạt đường bám trên thành nồi. Lưu ý lau khéo, tránh để các hạt đường này rơi trở lại nồi (hoặc có thể bỏ qua không lau)
* Nếu nồi nước có nhiều bọt, có thể dùng thìa sạch nhẹ nhàng hớt các bọt này
5. Điều quan trọng nhất của nước đường có lẽ là nấu làm sao cho vừa đủ. Nước đường quá loãng sẽ làm cho bột nhão, bánh khi nướng dễ bị chảy xệ, cũng không để được lâu. Nước đường quá đặc dễ làm cho bột khô bở, bánh dễ bị nứt hoặc cứng.
Tùy theo độ nóng của bếp mà thời gian nấu nước đường có thể thay đổi khác nhau. Sau khoảng 40 – 45 phút từ thời điểm nước sôi, các bạn có thể bắt đầu kiểm tra xem nước đường đã đạt chưa bằng các cách sau đây:
Cách 1: Múc một ít nước đường. Dùng một chiếc đĩa đế phẳng. Đặt thìa gần sát mặt đĩa để một vài giọt nước đường nhỏ xuống đĩa. Nếu đường lập tức lan rộng ra là nước đường chưa đủ, nếu nước đường cô đặc lại và cứng là đã nấu quá nhiều. Nước đường đạt là khi giọt đường hơi lan ra một chút trong khoảng 1, 2 giây đầu tiên, nhưng vẫn giữ dạng tròn.
Cách 2: Chuẩn bị một bát nước, nhỏ vài giọt nước đường vào bát nước. Nếu nước đường lập tức tan ra và hòa vào trong nước là chưa đạt. Nếu nước đường gom lại đóng thành viên tròn là đã nấu quá nhiều. Nước đường đạt sẽ rơi xuống và lan ra dưới đáy bát thành quầng hình tròn.
Cách 3: Trước khi nấu nước thì cân trọng lượng của nồi. Sau khi nấu xong thì cân cả nồi nước đường rồi trừ đi trọng lượng nồi. Nếu từ 1kg đường và 600ml nước ban đầu nấu ra được khoảng 1,2kg nước đường là đạt.
Nếu nước đường chưa đạt, còn loãng thì cần nấu tiếp. Nếu nước đường quá đặc (có thể do bếp lửa to, nước bốc hơi nhanh) thì cho thêm nước vào nồi rồi nấu đến khi đạt.
Thử nước đường theo cách (1) và (2)
6. Khi nước đường đã đạt thì bắc ra khỏi bếp. Vớt bỏ chanh, để gần nguội. Chuẩn bị lọ sạch để đựng nước đường (nên luộc lọ qua nước sôi rồi để khô để tiệt trùng). Dùng thìa hoặc muôi lớn múc đường từ nồi cho vào lọ. Không nên đổ vì các hạt đường bám ở thành nồi sẽ trôi theo nước và gây ra hiện tượng lại đường.
Để nước đường nguội hẳn mới đóng nắp lọ. Sau khoảng 7 – 10 ngày có thể dùng được. Để càng lâu nước đường càng ngấu, bánh sẽ càng ngon hơn.
Trung thu năm 2015 mình đã quay video cách nấu nước đường trong bài viết này. Ngoài video, trong bài viết cũng có thêm một số giải đáp thắc mắc về nước đường nữa, các bạn có thể xem thêm nha.
Trong hình dưới là hai lọ nước đường mình nấu từ đường trắng (lọ bên trái) và 1/2 đường trắng + 1/2 đường nâu đen (lọ bên phải). Dùng cả hai lọ làm bánh đều ổn (nước đường mới nấu khoảng 2 tuần), nhưng lọ màu nâu cho bánh có vẻ vàng nâu hơn một chút.
Tuy nhìn trong hình màu rất sậm nhưng thực ra thì màu nước đường trong lọ bên phải cũng chỉ sậm hơn màu hổ phách một chút thôi :)
(*) Một số thất bại thường gặp & Cách khắc phục:
– Nếu nước đường bị cô đặc cứng lại khi sau khi nguội: Đây là hiện tượng nước đường bị nấu quá nhiều. Các bạn có thể ngâm lọ vào nước ấm cho đường lỏng ra, sau đó hòa thêm ít nước nóng rồi cho vào nồi nấu lại cho đường loãng hơn.
– Nếu trong lọ có một vài tinh thể đường dạng hạt li ti: có thể cho nước đường vào nồi, thêm chút nước và chút nước cốt chanh, nấu lại.
– Nếu sau một thời gian, xuất hiện một lớp hạt đường màu trắng ở đáy lọ: đây là hiện tượng bị lại đường. Một số ý kiến cho rằng không dùng được nước đường này nữa. Nhưng mình nghĩ vẫn có thể khắc phục bằng cách ngâm lọ vào nước nóng cho đường tan bớt rồi cho vào nấu lại, thêm ít nước và nước cốt chanh. Mình chưa gặp hiện tượng lại đường bao giờ nhưng nếu bạn nào mắc phải và có thử khắc phục thì nhớ phản hồi kết quả nha.
————————————————————————————
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ TRUNG THU
A. Kiến thức chung
- Tổng hợp cách làm bánh nướng, bánh dẻo trung thu
- Giải đáp các vấn đề/ thất bại thường gặp khi làm bánh nướng trung thu
- Cách chữa vỏ bánh nướng bị mềm nhão, ướt, tách nhân hay khô cứng
- Cách làm trứng muối
- Cách xử lí trứng muối để làm nhân bánh
- Cách chọn khuôn bánh trung thu
- Cách làm rượu Mai Quế Lộ
- Tự làm màu thực phẩm từ rau củ quả tự nhiên
B. Cách làm bánh nướng trung thu
- Cách nấu nước đường bánh nướng trung thu
- Cách làm bánh nướng trung thu (trộn bột, bọc nhân, đóng bánh và nướng)
- Cách làm nhân đậu xanh – trà xanh – lá dứa
- Cách làm nhân thập cẩm – sữa dừa
- Cách làm nhân sen nhuyễn
- Bánh trà xanh nhân đậu đỏ
- Bánh hoa cúc vàng (vị nghệ tây, chanh vàng, chanh leo)
- Bánh nướng hoa hồng đỏ (màu đỏ củ dền, nhân café, chocolate, rum nho)
- Giải đáp các vấn đề/ thất bại thường gặp khi làm bánh nướng trung thu
- Cách chữa vỏ bánh nướng bị mềm nhão, ướt, tách nhân hay khô cứng
C. Cách làm bánh dẻo trung thu
221 phản hồi tới {Bánh trung thu} Cách nấu nước đường cho bánh nướng
Trả lời Click vào đây để hủy.
Danh mục món mặn
Danh mục bánh ngọt
Công thức hàng tháng
Phản hồi gần đây
- Hương Nguyên trong Cách làm Papparoti/ Mexican Buns/ Coffee Buns/ Rotiboy
- Linh Chi trong Cách làm nhà bánh gừng (công thức mới kèm video)
- Hương trong [VIDEO] Cách làm lạc tẩm mắm đường tỏi ớt
- Phương trong Bánh mì Việt Nam vỏ giòn ruột xốp – P2: Công thức chi tiết
- Tạ Hà trong Cách làm MỨT DỪA VIÊN
- Lê Vy trong Tự làm màu thực phẩm từ rau củ quả tự nhiên
- Thanh trong Cách làm BÁNH PHOMAI SOCOLA NƯỚNG MỀM (Chocolate half-baked cheesecake)
- SD_Admin_2 trong Cách làm TRÀ SỮA CAKE CREAM
- Hạnh Phạm trong Cách làm TRÀ SỮA CAKE CREAM
- Như trong Cách làm TRÀ SỮA CAKE CREAM
- Quyên Trần trong [VIDEO] Cách làm bánh bò thốt nốt rễ tre (mới)
- Mai trong Sườn nướng BBQ
- Thuỵ Di trong Bánh cuộn Chiffon – vị Chocolate
- Phuong trong BÁNH PHO-MAI NHẬT BẢN “NÚNG NÍNH” (JCC) [Kỷ niệm 10 năm thành lập SD]
- An Hua trong Bánh bông lan bơ chanh khuôn Bundt
- Hương trong Bánh Katka phô-mai chocolate (Cream cheese pound cake)
- Hương trong Panettonne muộn & danh hiệu “chiếc bánh mì của năm”
- Như trong Summer Pudding Mousse Cake cho mùa hè mát rượi
- Châu trong [VIDEO] Cheesy Dinner Rolls – Bánh mì pho-mai chảy (không cần nhồi)
- Phương Anh trong [VIDEO] Cách làm SU KEM VỎ XÙ vị Yến mạch Hạnh Nhân & Kem trà Earl grey
- Quyên Trần trong Bánh mì bí đỏ cuộn quế (dùng nồi chiên không dầu)
- Liên trong CÁCH LÀM BÁNH MÌ BẰNG NỒI CHIÊN KHÔNG DẦU – KHÔNG CẦN NHỒI BỘT
- Quyên Trần trong Cách làm CHÈ BƯỞI
- Mai Thanh Quý trong Cách làm bánh bông lan cơ bản “bất bại” (No-fail sponge cake)
- Nam trong Cách làm bánh bông lan cơ bản “bất bại” (No-fail sponge cake)
- Linh Trang trong Tổng hợp các nguyên nhân làm bánh ga-tô lõm mặt, đáy, thắt eo và cách khắc phục
- Linh Trang trong [VIDEO] Bánh mì sữa bắp “mềm như bông, nhẹ như mây”
- Linh Trang trong Cách làm bánh bông lan cơ bản “bất bại” (No-fail sponge cake)
- Nam trong Cách làm bánh bông lan cơ bản “bất bại” (No-fail sponge cake)
- trang pham trong [VIDEO] Bánh mì sữa bắp “mềm như bông, nhẹ như mây”
Tháng Tám 26, 2014 vào 8:24 chiều #
Chi Trang oi, cho em hoi, minh nau nuoc duong xong, cho vao keo, de nguoi, roi de o ngoai hay bo vao tu lanh de 10 ngay sauvay chi? Em cam on chi truoc
Tháng Tám 23, 2014 vào 2:41 chiều #
Chị ơi em mới đọc được bài của chị hôm nay, nghĩa là không kịp nấu nước đường nữa rồi. Nhưng theo em thấy cách nấu nước đường như trên giúp cho thành phẩm như mật ong vậy, nghĩa là không lại đường. Vậy nếu em thay nguyên liệu nước đường thành mật ông thì sao ạ?
Tháng Tám 24, 2014 vào 10:35 chiều #
Hai thứ này khác nhau hoàn toàn, không thay được đâu em nhé. Nếu làm bánh cho trung thu thì giờ nấu vẫn kịp, sau 10 ngày có thể dùng nước đường được rồi, mai là mùng 1 thì làm bánh là vừa ăn đúng Rằm đấy :)
Tháng Tám 25, 2014 vào 10:23 chiều #
À vậy thì mừng quá. Em cám ơn chị nhiều ạ! :)
Tháng Tám 23, 2014 vào 1:10 chiều #
Trang a, lo Nuoc duong cua chi lam hom mung 6 thang 8. Thinh thoang chi co nghieng lo de xem duong co Bi Cung lai ko, thi chi thay no van deo, ko dong. Nhung hom nay chi kiem tra lai LAN nua, Cung nghieng lo de xem, thi sau Khi nghieng xong, Nuoc duong chay ra thi chi thay co hot hot, nhu la hot duong, co le la bi lai duong Roi, nhu Trang huong Dan cach khac phuc la Bo them Chanh vao va nau lai, vay chi Phai Bo bao nhieu Chanh ha em? Chac co le chi Phai lam me khac cho chac an roi. Buon qua !
Tháng Tám 23, 2014 vào 1:16 chiều #
Ah quen cho chi hoi them, la sau Khi xu li lai, la chi co the dung Nuoc duong lam banh Ngay duoc luon ha em? Hay la Phai doi 10-14 Ngay ke tu Ngay Minh xu li Nuoc duong thi moi dung duoc? Sorry em vi chi hoi nhieu qua! :(
Tháng Tám 24, 2014 vào 10:37 chiều #
Chị có thể cho nước nóng vào nấu lại, nếu có thể để đc khoảng 7 – 10 ngày thì tốt, còn nếu cần thì cứ dùng thôi chị ạ. Miễn nước đường nấu lại đạt chuẩn về độ đặc, không bị lỏng quá là được.
Tháng Tám 25, 2014 vào 4:54 sáng #
Chi cam on Trang! :)
Tháng Tám 27, 2014 vào 2:47 sáng #
Hom nay chi do hu Nuoc duong ra noi de nau lai, thi luc do ra chi thay co nhieu bot Khi o trong noi lam, dieu nay luc Dau chi tuong la ha duong nen da hoi Trang i, vay nhieu bot Khi vay co Sao ko em?
Tháng Tám 27, 2014 vào 10:01 chiều #
Em nghĩ là ko sao đâu ạ
Tháng Tám 19, 2014 vào 11:06 chiều #
Chị ơi nếu em giảm ct xuống còn 400g đường thì thời gian nấu cũng giữ nguyên hả chị?
Tháng Tám 20, 2014 vào 11:22 chiều #
em giảm đường nhớ giảm cả nước nhé, thời gian nấu có thể sẽ ngắn hơn vì ít nước hơn mà
Tháng Tám 16, 2014 vào 12:12 chiều #
Em định năm sau chuẩn bị kỹ càng hơn mới làm mà thấy không khí trung thu trong bếp SD náo nức quá em chịu không nổi nữa rồi, phải làm thôi :) Em sẽ rủ nhỏ bạn làm cùng, không thể nhịn nổi tới năm sau đâu hihi. Em đợi công thức nhân sen nhuyễn của chị để làm đấy ạ !
Tháng Tám 14, 2014 vào 9:07 chiều #
Chị ơi e nấu đường theo công thức c cho,e nấu bằng đường trắng mà sao nước đường của em lại k đc sậm màu mà chỉ vàng nhạt như màu nước đường bánh dẻo ah :( chị chữa cho e với.e cảm ơn c nhiều
Tháng Tám 16, 2014 vào 2:25 sáng #
Đường mới nấu xong sẽ chỉ có màu vàng kiểu như màu rơm thôi em ah, để lâu dần nó sẽ sậm màu hơn
Tháng Tám 17, 2014 vào 12:08 chiều #
Hihi c ơi e cảm ơn c ah ^^
Tháng Tám 12, 2014 vào 9:34 chiều #
chị ơi nước đường của em nấu sau 2 tuần nó nổi lớp váng trắng phía trên, nước đường màu đẹp, sánh nhưng chỉ bị mỗi vấn đề như trên thôi. Chị bắt bệnh giúp e đc k ạ? :(
Tháng Tám 12, 2014 vào 3:06 chiều #
Chị cũng đã tham khảo rất nhiều bài viết chỉ cách làm bánh nướng của các cao thủ trên mạng (mà em đã đề cập đến), đã thực hành, và thành công ở mức độ ăn được (chứ không… bán được vì không đẹp hihi) Chị rất cảm ơn các bài viết của em, tỉ mỉ, dễ hiểu, và đâu đó chứa cả cái tâm của người viết. Xin phép em được copy lại để dành cho con gái chị, mặc dù hiện nay chị không thấy dấu hiệu nào cho thấy nó thích chuyện bếp núc cả. Nhưng “biết ra sao ngày sau” đúng không em?
Tháng Tám 11, 2014 vào 9:27 chiều #
Chị ơi, em dùng chanh xanh thì nước đường hơi bị đắng (vị của vỏ chanh bị nấu lâu ấy). Thế lúc làm vỏ bánh em cho thêm ít đường để át lại vị đắng này đc ko ạh? Có cần bớt lượng bột tương ứng ko ạh? Em cảm ơn chin trước nhé :)
Tháng Tám 9, 2014 vào 2:42 chiều #
Chị ơi cho em hỏi với:em nấu nước đường hơn tuần rồi mà thấy có vảy nhỏ trắng lơ lững trong hũ .Em có nấu lại 3 lần,không khuấy gì hết mà để 1,2 ngày lại bị vậy :( Em sợ bị lại đường quá…
Tháng Tám 8, 2014 vào 6:19 sáng #
Hi Trang,
Cho chị hỏi câu này chắc là hơi ngớ ngẩn tí :). Lượng chanh trong CT 50-70g là nước cốt chanh hay là trái chanh rồi mới vắt nước ra từ số lượng này? Hay có bạn nào có thể giải đáp giùm mình nhé. Cám ơn Trang và mọi người nhé :)
Tháng Tám 8, 2014 vào 1:39 chiều #
Là chanh quả đó bạn, ở đoạn sau chị ý mới vắt lấy nước cốt mà.
Tháng Tám 7, 2014 vào 4:03 chiều #
Chị ơi cho em hỏi, nước đường em nấu xong để trong hũ, nó có đặc lại mà là đặc như dạng keo chứ không phải đặc cứng, vậy nước đường của eem có phải nấu hỏng không chị?
Tháng Tám 6, 2014 vào 9:14 sáng #
Trang giúp tớ với nhé:
Tớ đã nấu nước đuong bánh nướng, nhưng tớ vì nguyên liệu của tớ bị lỡ tay hơi nhiều 1 chút. Như đường thì 1017gr, mạch nha khoảng 50ml (vì mạch nha của tớ rất dẻo nên hơi khó đong định lượng) sản phẩm hoàn thành tớ thử đều thấy ok. Cân nặng đạt 1327gr, thử theo cách 1 và cách 2 đều ổn.
Nhưng khi tớ đem so sánh với nước đường mua sẵn, cảm giác của mình đặc hơn và sánh hơn. Khi nếm thử thì ko chua bằng và trong miệng có cảm giác sánh chứ ko tan và loãng như ngoài hàng.
Xin hỏi tớ có cần nấu lại, loãng ra ko? Và nếu trong trường hợp cứ để như vậy đem nhào bột thì liệu trong quá trình nhào mà thấy đặc quá có chữa được ko??
Cám ơn cậu rất nhiều
Tháng Tám 11, 2014 vào 5:15 chiều #
Em cũng làm ra thành phẩm y như chị ạ, cho vào miệng thì nó cứ dẻo dẻo như kẹo ấy, không biết có bị đặc quá không, em thì lại đổ cả vào lọ rồi, không biết khi nhào bột có thể cho thêm nước vào không ạh???
Tháng Tám 5, 2014 vào 8:48 chiều #
Chị ơi,em cũng nấu nước đường theo ct của chị.em đun đc hơn 30p,bắt đầu thử,em nhỏ vào nước thấy nó tan ngay,em đun tiếp đc khoảng 5p sau thì nồi nước đường sủi bọt tý nữa trào ra ngoài,và tan hết những hạt đường trên thành nồi. Em tắt bếp thì lại về bình thường,cứ đun một lúc nước lại sôi và muốn trào bung ra ngoài. Vậy nước đường của em có thành công hay hỏng ở khâu nào ạ.em cảm ơn chị rất nhiều
Tháng Tám 5, 2014 vào 10:24 sáng #
Chị ơi em nấu xong nước đường có thử theo cách 1 thì thấy giọt nước hơi lan 1 tẹo thôi, nhưng sờ không bị cứng lại; thử theo cách 2 thì cũng ko thấy vón thành cục; nhưng lúc cân lên thì còn chưa được 1 cân nữa (em cân sau khi múc nước đường từ chảo vào hộp), hic hic, lúc nguội em múc thì thấy nước đường đặc múc thấy nặng tay nhưng ko đến mức đặc cứng, không biết em có bị làm quá không chị nhỉ? em đun phải 70-75ph liền.
À, em không có lọ thủy tinh, em đợi nước đường tương đối nguội rồi múc vào hộp nhựa Lock&Lock, không biết bảo quản trong hộp nhựa có an toàn không chị nhỉ?
Tháng Tám 4, 2014 vào 3:00 chiều #
c làm như cách e chỉ và cân đường được khoảng 1,2kg chứ ko thử như cách 1 và cách 2, mà sao thấy hơi loãng, ko biết có được ko. mới đầu c nấu hơi đặc cân được có 1kg thôi nên thêm nước vào nấu, nấu 1 tý là xong vậy thì có được ko. lúc nấu lại sôi chỉ khoảng 10 phút là được 1,2 kg; như vậy có được ko hay phải nấu nhiều hơn, tại c đổ ít nước vào nên nấu khá nhanh. có sao ko e
Tháng Tám 3, 2014 vào 4:20 chiều #
Chi Trang oi! Cam on chi rat nhieu vi nhung cong thuc chi chia se rat thiet thuc. Em chi moi tap tanh lam banh thoi ma nho trang web cua chi ma thanh cong do!!! Chi oi! Em dang cho chi dang cong thuc lam’ banh trung thu’ de tap lam thu! Chuc chi luon vui va co nhieu cong thuc lam banh ngon va thu vi! Em xem cong thuc o nhieu trang web khac nhung van chua tu tin lam banh trung thu, em cho chi ;)
Tháng Tám 3, 2014 vào 3:57 chiều #
Em chào chị ^^
Em mới làm nước đường theo công thức của chị. Em nấu hơi lâu (chắc phải đến 90p vì e thử mãi vẫn thấy lỏng. Nhưng khi e tắt bếp rồi thử lại, có vẻ nó bị nấu quá nhiều rồi. Em thấy nó khá là sếnh, màu thì đậm hơn khá nhiều lọ đường trắng của chị (3/4 đường trâng và 1/4 đường vàng ạ). Em ăn thử thấy hơi đắng. Chị ơi, đường mà nấu đúng thì độ đặc khoảng như nào ạ?
Tháng Tám 1, 2014 vào 9:04 chiều #
Cảm ơn L.Trang nhé,hôm nay chị mới nấu nước đường nhưng vì lần đầu làm sợ hỏng nên nấu có nửa ký đường,chị định làm bánh khoảng 50g/cái thì được khoảng mấy cái Trang nhỉ ?
Tháng Tám 3, 2014 vào 7:46 chiều #
Chị ơi e cũng làm bánh 50g c ah, mỗi lần dùng có 200g nc đường thôi, đc 22 cái, nên nửa ct nc đường trên kia cũng phải đc tầm 50 60 cái nhỏ xinh đấy c ah
Tháng Tám 1, 2014 vào 7:16 chiều #
chị ơi, em làm nước đường theo công thức và các bước giống hệt chị, em nấu được 30′ thì thử nước đường theo cả 2 cách 1 và 2 thấy nước đường đã đạt rồi nên tắt bếp, để hơi nguội định múc vào hũ thì thấy nước đường khô cứng ngắc T.T xong em nghĩ là nấu nhiều quá (mặc dù chỉ mới nấu dc 30′ và lửa thì k thể nhỏ hơn) nên em đổ nước sôi vào nấu lại (chỉ 10′) và lần này em làm lỏng hơn lần đầu, khi múc vào hũ thì thấy hơi đặc (nhưng vẫn lỏng hơn sữa ông Thọ) và khi em đi học về thì nó đã đông hơn cả mạch nha để tủ lạnh 2 ngày. Em đã làm gì sai? TT.TT
Tháng Tám 1, 2014 vào 7:45 sáng #
C trang ơi e đã nấu nước đường 2 lần, và cả 2 lần khi e nấu xong để nguội , khi e chế vào lọ thì thấy phía dưới đáy nồi có 1 lớp cặn màu trắng đục ( e dùng đường nâu để nấu ạ ) …. chị cho e hỏi như vậy có phải bị lại đường không ạ??? Àh e đổ đường vào lọ riêng lớp cặn e bỏ đi.. vậy khi làm banh có bị ảnh hưởng gì không chị? :(
Tháng Tám 1, 2014 vào 5:35 sáng #
Hiện tại mình đã ngâm trứng muối và nấu nước đường theo chỉ dẫn của Trang. Mình chưa từng làm bánh nên rất hồi hộp và mong chờ những bài hướng dẫn tiếp theo của bạn. Mình cũng đã nhờ mua khuôn ở Vn gửi sang. Năm đầu tiên xa nhà nên rất mong tự làm được bánh trung thu cho anh xã ăn. Cảm ơn Trang rất nhiều.
Tháng Tám 1, 2014 vào 7:47 chiều #
cho mình hỏi là bạn làm xong, khi nước đường nguội hắn thì có bị đông k (khi thử theo cách 1 thì thấy nc đường đạt lúc chưa tắt bếp)
Tháng Tám 22, 2014 vào 7:47 sáng #
Không đông đâu cậu a. Nước đường mình để nguội hẳn nó hơi đặc 1 xíu. Thử giống cách chị Trang dạy mà ok thì được rồi.
Tháng Bảy 31, 2014 vào 6:17 chiều #
Em đã làm nước đường này từ mấy hôm trước,và đến giờ thì cảm thấy bất an,sợ là nước đường của em nấu chưa tới chị ạ :(
Em cũng có thử theo cách chị nói,cách thứ 3 thì em không thử được vì cân nhà em là cân 1kg.
Cách đầu em thử thấy nước đường rơi xuống có mấy quầng màu trắng và đọng dưới đáy tô nước,thế mà em cứ tưởng là được rồi.
Cách 2 em cũng thử mà không biết như em là được chưa :((((
Vì lúc đó khá trễ nên em cứ bị hối đi ngủ mãi,không nấu tiếp được :(( (em đã nấu lâu hơn thời gian mà chị ghi ở trên bài)
Và em cũng vừa bước vào con đường bánh trái này nên chưa có kinh nghiệm làm bánh hay làm bếp :((
Vậy em có nên nấu lại không chị?Mà nếu có thì em phải đổ hai lọ nước đường của em đã nấu vào nồi và nấu lại như thế nào?
Tháng Bảy 31, 2014 vào 5:56 chiều #
Chị trang ơi. Chị xem giúp em lọ nc đường của e với. Nó bị nổi cục ở dưới đáy. Nhưg e nhìn thì giống bọt hơn là giống tinh thể màu trắng như chị nói. Vậy như của e có phải bị lại đường ko hả chị :((
https://m.flickr.com/#/photos/117279877@N03/14790055991/
https://m.flickr.com/#/photos/117279877@N03/14770184086/
Tháng Bảy 31, 2014 vào 11:57 chiều #
Mình trả lời hộ chị Trang nè :3
Mình nghĩ không phải bị lại đường đâu, đó chỉ là hiện tượng rất bình thường thôi
Tháng Tám 1, 2014 vào 10:14 sáng #
Vậy à bạn. Vậy lại đường là tn vậy bạn có thể mta cụ thể giúp mình đc ko. Cám ơn bạn nhiều :x
Tháng Bảy 31, 2014 vào 12:42 chiều #
Trang à, chị đã làm rất nhiều loại bánh theo công thức mà e đã chia sẻ cho mọi người và đã thành công mỹ mãn ngay lần đầu tiên. Chị đã chờ công thức làm bánh trung thu của e từ rất lâu rồi và đang háo hức quá! Cảm ơn e nhiều nhiều nhé!
Tháng Bảy 31, 2014 vào 12:38 chiều #
Cảm ơn em vô cùng.
Tháng Bảy 31, 2014 vào 3:25 sáng #
Chào Trang,
Cám ơn em rất nhiều vì những bài viết hay. Năm nay, chị cũng có ý định tập làm bánh trung thu & đang từng bước chuẩn bị theo các công đoạn mà em chia sẻ. Tuy nhiên, chị có đọc sơ qua 1 số công thức thì thấy vỏ bánh có dùng baking soda. Chị sống ở Đức và chưa bao giờ tìm được baking soda trong các siêu thị bên này, chỉ thấy mỗi baking powder thôi. Các công đoạn còn lại có bắt buộc phải có baking soda không em & có cách thay thế nào khác không?
Đang chuẩn bị nấu nước đường mà gặp phải vấn đề này nên chị đắn đo quá. Em trả lời giúp chị nhé.
Tháng Bảy 31, 2014 vào 2:45 chiều #
Em không dùng baking soda trong cả nước đường lẫn vỏ bánh ạ, nó chỉ là thứ phụ thêm, không bắt buộc phải có đâu ạ :)
Tháng Bảy 31, 2014 vào 12:12 sáng #
Chị ui! Chị cho e hỏi một tí. Bố em bị tiểu đường, nhưng chả lẽ trung thu nhà lại không có bánh nướng bánh dẻo. Em có thể thay đường nói trên bằng loại đường cho người tiểu đường thì có ảnh hưởng gì không hả chị?!!?
Tháng Bảy 30, 2014 vào 11:46 chiều #
Chị Trang ơi e có nấu 2 lần nước đường, lần đầu e nấu ko có nước tro tàu cách đây 2 ngày ạ còn lần thứ 2 em mới nấu hôm qua thì e có cho thêm nước tro tàu vào lần t2, cả 2 lần đều có chanh nhưng khi e cho nước tro tàu vào lần t2 tự nhiên nước đường từ màu trắng chuyển sang vàng nâu nhanh lắm chị, còn nổi thêm mấy cục khét nâu đen lên làm e cũng hoang mang nhưng sợ bỏ uổng nên e rây lại nhìn cũng tạm ổn :-s Mà buồn cái là 2 lần e nấu nước đường xong rồi để nguội lát hồi nó cứng quá chị ạ, bây giờ e tính bỏ nước sôi cho nó tan ra rồi đun cho hhợp dẻo lại xong trộn 2 cái lại với nhau có sao không chị, Mong chị giúp e :((
Tháng Bảy 30, 2014 vào 10:42 chiều #
Ngày nào mình cũng phải lượn một vòng blog của Trang hết, cảm ơn công thức nứowc đường của Trang, đang mong đợi bài chọn khuôn và làm nhân, vỏ bánh, nói chung là ngày nào cũng đợi bài mới :))